BIWASE - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ASBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

13 12-2013

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung, lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị luôn là vấn đề nóng trong các chương trình bảo vệ môi trường. Hệ thống lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai ngày càng chịu áp lực, gánh nặng ô nhiễm do nước thải; nguồn nước ngầm cũng đang bị đe dọa bởi chất thải sinh hoạt và công nghiệp.

Nằm trong chuỗi các dự án thuộc quy hoạch của tỉnh Bình Dương về thoát nước và vệ sinh môi trường đã được UBND Tỉnh Bình Dương phê duyệt tại Quyết định số 4058/QĐ-CT ngày 20/10/2003. Dự án Cải thiện môi trường nước Nam Bình Dương – giai đoạn I với hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải có công suất 17.650 m3/ngđ đã khánh thành đưa vào sử dụng từ ngày 31/5/2013. Mục tiêu của dự án là thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu vực Thành phố Thủ Dầu Một để nâng cao chất lượng sống người dân, tăng cường sức khỏe cộng đồng trong khu vực, góp phần bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn, đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường đô thị.

Để đáp ứng chất lượng nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), đặc biệt chú trọng đến việc kiểm soát mùi phát tán đến khu dân cư lân cận, nên việc lựa chọn công nghệ là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Biwase đã lựa chọn công nghệ xử lý sinh học bùn hoạt tính ASBR (Advanced Sequencing Batch Reactor) thích hợp và tối ưu nhờ vào các ưu điểm của nó so với công nghệ xử lý sinh học truyền thống khác. Với các hạng mục công trình đầu vào, bể ASBR, nhà khử trùng, bể cô đặc bùn, thiết bị vắt bùn, nhà khử mùi…. Ngoài ra, việc xử lý Nitơ và Phốt pho trong nước thải, công nghệ ASBR rất thích hợp cho việc loại sinh học cả Nitơ và Phốt pho, vốn là một yêu cầu để đáp ứng tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam. Việc định hình quá trình tuần hoàn bùn hoạt tính dựa trên việc sử dụng vùng lựa chọn ban đầu, đây là vùng nước thải đầu vào được trộn với hỗn hợp bùn nước tuần hoàn để đẩy mạnh quá trình hình thành các bông bùn và hấp thu Nitơ và Phốt pho trong nước thải đầu ra. ASBR là qui trình công nghệ duy nhất có khả năng khử các chất dinh dưỡng mà không đòi hỏi qui trình xử lý bổ sung để có thể đạt được các tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam.

Quy trình vận hành bể ASBR là một hệ thống xử lý sinh học đơn giản và hoàn toàn tự động, được điều khiển vận hành, kiểm soát bằng hệ thống PLC:

  • Hoạt động như là một hệ thống được kiểm soát theo thời gian cho phép nước thải được châm vào liên tục trong suốt tất cả các pha của chu trình. Thích hợp với những sự thay đổi về lưu lượng và tải trọng nước đầu vào. Cho phép hoạt động một bể để bảo trì và trong những điều kiện lưu lượng thấp.
  • Có thể đạt được các qui trình xử lý oxy hóa sinh học loại bỏ COD, nitơ, photpho và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng một cách liên tục chỉ trong một bể.
  • Dễ dàng nâng công suất mà vẫn đạt được chất lượng nước đầu ra cao.
  • Cung cấp hai vùng xử lý (tiền phản ứng và phản ứng chính) riêng biệt bằng một tường chắn thủy lực. Sử dụng vùng tiền phản ứng như là một bộ chọn lọc sinh học để tăng cường sự phát triển của các vi sinh vật mong muốn.
  • Có tính linh hoạt cao.
  • Ngoài ra, bể ASBR với yêu cầu không gian ít hơn so với các công nghệ khác nên cho phép tăng khoảng cách vùng đệm, hạn chế phát sinh mùi, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tăng 30% công suất thiết kế so với bể SBR truyền thống cùng thể tích, dễ vận hành, chi phí vận hành thấp (tiết kiệm điện năng).

Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy gồm 3 bậc:

a. Xử lý bậc 1: Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học:

Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân sẽ theo đường ống cấp 1 chảy về nhà máy và qua các công trình xử lý sơ bộ như song chắn rác thô và tinh, bể lắng cát, hệ thống tách dầu mỡ. Tại đây, cặn, cát và ván dầu mỡ sẽ được loại bỏ.

b. Xử lý bậc 2: xử lý bằng phương pháp sinh học bùn hoạt tính theo công nghệ ASBR

Tại đây, hầu hết các thành phần ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ nhờ quá trình xử lý sinh học diễn ra trong bể ASBR. Hoạt động của bể ASBR cho phép dòng nước thải vào liên tục trong các giai đoạn riêng rẻ xảy ra trong cùng một bể. Các giai đoạn diễn ra như sau:

  • Phản ứng – khoảng thời gian sục khí, khấy trộn được áp dụng để đạt được hiệu quả xử lý sinh học mong muốn.
  • Lắng – tạm ngừng sục khí, khấy trộn để các chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể để lại một lớp nước trong đã được xử lý ở bên trên. Bể vẫn tiếp tục nhận nước thô vào, thông qua ngăn tiền phản ứng.
  • Thu nước – nước trong được rút ra, trong khi nước thô vẫn tiếp tục cho vào bể. Bùn dư đồng thời được thải loại trong giai đoạn này.

c. Xử lý bậc 3: Khử trùng bằng tia cực tím (UV)

Hệ thống vắt bùn, khử mùi cũng được đầu tư bằng các trang thiết bị hiện đại xử lý triệt để các chất ô nhiễm hóa học như Amoniac, Hydro sunfua, mercaptan,… phát sinh từ quy trình xử lý nước thải và bùn thải.

Bên cạnh đó, các hệ thống thiết bị đo quan trắc online cũng được trang bị phục vụ cho quá trình kiểm soát toàn bộ quá trình trước, trong và sau xử lý.

Bảng kết quả chất lượng nước thải trước và sau xử lý

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

ĐẦU VÀO

ĐẦU RA

HIỆU SUẤT

(%)

QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A

pH

-

7,11 – 7,14

6,56 - 6,66

-

5 – 9

TSS

mg/l

86 - 101

2 - 5

94,8 - 98

50

COD

mg/l

76 - 161

17 - 20

87,6

-

BOD5

mg/l

27 - 75

4 - 6

85,2 - 92

30

NO3-

mg/l

0,5 - 4,2

4,3 – 6,3

-

30

NH4+

mg/l

13,2 – 26,4

0,1 – 0,2

98,5 – 99,6

5

Ptổng

mg/l

4,3 – 5,6

0,1

97,7 – 98,2

6

Coliform

MPN/100ml

18 x 105

110

99,99

-

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn http://www.biwase.com.vn khi sử dụng thông tin từ website này.

Tin tức hoạt động

Chuyên gia đầu ngành nói về công nghệ xử lý nước thải ở Bình Dương
07 12-2013

Chuyên gia đầu ngành nói về công nghệ xử lý nước thải ở Bình Dương

Hệ thống thoát nước Nam Bình Dương bao gồm: mạng lưới thu gom và Nhà máy xử lý nước thải tập trung. Mục tiêu của dự án hướng đến cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo cảnh quan sạch đẹp và văn minh đô thị, góp phần cải thiện và bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn phục vụ cho cấp nước.
Tái chế Rác sinh hoạt, dễ mà không dễ
14 11-2013

Tái chế Rác sinh hoạt, dễ mà không dễ

Bình thường rác sau khi được phân loại hữu cơ cứ đổ đống rồi côn trùng bu vào và rác mục ra thành phân xanh, phân hữu cơ có thể đem bón lót hỗ trợ góp phần giảm chi phí cho các hộ nông dân. Mỗi nhà bỏ một ít công ra làm, còn lại không sử dụng được, không làm phân được thì bỏ nơi không phải nhà mình và không ai nói gì.
Hội thảo công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước
13 08-2013

Hội thảo công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước

Ngày 26/7/2013, tại khách sạn Melia, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước” do Mạng lưới các Công ty nước Đông Nam Á (Seawun) tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA). Đến dự có Ông Cao Lại Quang - Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; Ông Noupheak Virabouth - Chủ tịch Seawun; Ông Nguyễn Văn Thiền - Giám đốc điều hành Seawun – Tổng Giám đốc Biwase, lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành thuộc Bộ xây Dựng, Bộ Kế Hoạch Đầu tư, các đơn vị hoạt động trong ngành nước tại Việt Nam và CHDCND Lào.
Thất thoát nước - Căn bệnh "nan y" của ngành nước
27 07-2009

Thất thoát nước - Căn bệnh "nan y" của ngành nước

Thất thoát nước là gì? Tại sao ở các nước đang phát triển hoặc nghèo thì tỉ lệ thất thoát nước càng lớn? Làm trong lĩnh vực cấp nước hầu như công ty nào cũng quan tâm đến mức độ thất thoát nước của công ty mình. Riêng chúng tôi, chúng tôi xem thất thoát nước là một “căn bệnh”

Vị Trí Cho Ống Công Nghệ Ở Trạm Bơm
21 07-2009

Vị Trí Cho Ống Công Nghệ Ở Trạm Bơm

Ống công nghệ (hay còn gọi là ống gom) nên để bên trong trạm bơm hay bên ngoài tường trạm bơm?