Tái chế Rác sinh hoạt, dễ mà không dễ

14 11-2013

Bình thường rác sau khi được phân loại hữu cơ cứ đổ đống rồi côn trùng bu vào và rác mục ra thành phân xanh, phân hữu cơ có thể đem bón lót hỗ trợ góp phần giảm chi phí cho các hộ nông dân. Mỗi nhà bỏ một ít công ra làm, còn lại không sử dụng được, không làm phân được thì bỏ nơi không phải nhà mình và không ai nói gì.

Thế nhưng với rác đô thị chưa được phân loại tại nguồn, không được sự quản lý hướng dẫn, tuyên truyền của chính quyền nên mọi thứ khi không sử dụng được nữa người dân đều cho vào thùng rác, từ thức ăn thừa hàng ngày, vỏ chai, lọ, cành cây, quần áo cũ, giẻ lau, giấy vụn, thậm chí một ít xà bần sửa chữa nhỏ trong gia đình, hoặc ngày nghỉ cả nhà tổng vệ sinh cũng bỏ vào thùng rác thì rác sinh hoạt không đáng kể so với các rác khác.

Do vậy có quá nhiều thứ bỏ lẫn vào rác sinh hoạt nên khi rác đưa đến nhà máy phân loại ra rác hữu cơ để làm phân là vô cùng khó khăn. Tỷ lệ thu hồi hữu cơ không nhiều nên chi phí cho thiết bị phân loại khá lớn.

Hơn nữa, trong rác hữu cơ một lượng lớn ni-long nằm lẫn vào cũng gây nhiều khó khăn khi phân tách ở các công đoạn sau.

Từ các đặc điểm nêu trên, việc tái chế rác từ hộ gia đình ra phân compost không hề đơn giản tí nào. Chi phí khá lớn. Nếu được phân loại tại nguồn, nếu chỉ cần phân làm 2 loại thôi thì chi phì này cũng giảm đáng kể.

Do đặc thù rác hộ gia đình ở Việt nam như nói trên, không một nhà sản xuất thiết bị nào đáp ứng hoàn toàn cho việc tiếp nhận, phân loại, tái chế rác hộ gia đình ra những sản phẩm có ích. Hơn nữa, do kinh tế Việt nam phát triển còn hạn chế, chi tiêu ngân sách cho việc làm sạch, cải thiện môi trường cũng rất hạn chế. Có bao nhiêu chi bấy nhiêu và người làm công tác xử lý rác chỉ làm theo giá trị được chi. Song song đó, tâm lý đóng góp của người dân cho việc thu gom, xử lý còn ỷ lại vào nhà nước lo. Người dân góp không đáng kể cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý. Do vậy, việc tái chế, xử lý rác còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ thiết bị dù nhập khẩu hay sản xuất trong nước cũng chỉ làm được một công đoạn. Trong tái chế xử lý rác có nhiều công đoạn khác nhau. Do vậy, khi thiết kế phải tính đầy đủ các yếu tố phân loại, đảo, xới tách ra mùn phân hữu cơ đạt chất lượng sử dụng cho cây trồng thì tỉ lệ thu hồi còn ít. Do vậy, việc tái chế rác sinh hoạt đòi hỏi người làm rác phải có cái tâm, phải có kiến thức về nông học, kiến thức cơ khí, kiến thức sinh học và cần đủ kinh phí để vận hành.

Chúng ta hãy hình dung rác hộ gia đình bình quân chưa đến 50% chất hữu cơ, khi đưa vào khu xử lý phải phân loại sơ bộ bằng sức người, rồi qua máy bâm, xé bịt ni-long, bao bì. Dao bâm rất mau hư và kẹt vì các chất sắt, vô cơ, xà bần.

Sau khi bâm, đưa qua máy sàn phân loại theo kích thước và tách dần dần ra rác hữu cơ và các loại rác khác nhau và tách ni-long.

Phần rác được cho là rác hữu cơ chiếm đa số được đưa qua ủ lên men. Ở công đoạn này, rác ủ được theo dõi kỹ lưỡng về nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí ở mức độ phù hợp để rác có thể hoai mục tốt theo kế hoạch.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn http://www.biwase.com.vn khi sử dụng thông tin từ website này.

Tin tức hoạt động

BIWASE - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ASBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
13 12-2013

BIWASE - ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ASBR TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung, lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị luôn là vấn đề nóng trong các chương trình bảo vệ môi trường. Hệ thống lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai ngày càng chịu áp lực, gánh nặng ô nhiễm do nước thải; nguồn nước ngầm cũng đang bị đe dọa bởi chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
Chuyên gia đầu ngành nói về công nghệ xử lý nước thải ở Bình Dương
07 12-2013

Chuyên gia đầu ngành nói về công nghệ xử lý nước thải ở Bình Dương

Hệ thống thoát nước Nam Bình Dương bao gồm: mạng lưới thu gom và Nhà máy xử lý nước thải tập trung. Mục tiêu của dự án hướng đến cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tạo cảnh quan sạch đẹp và văn minh đô thị, góp phần cải thiện và bảo vệ nguồn nước sông Sài Gòn phục vụ cho cấp nước.
Hội thảo công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước
13 08-2013

Hội thảo công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước

Ngày 26/7/2013, tại khách sạn Melia, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “công nghệ mới trong ngành cấp thoát nước” do Mạng lưới các Công ty nước Đông Nam Á (Seawun) tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA). Đến dự có Ông Cao Lại Quang - Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; Ông Noupheak Virabouth - Chủ tịch Seawun; Ông Nguyễn Văn Thiền - Giám đốc điều hành Seawun – Tổng Giám đốc Biwase, lãnh đạo các cơ quan quản lý ngành thuộc Bộ xây Dựng, Bộ Kế Hoạch Đầu tư, các đơn vị hoạt động trong ngành nước tại Việt Nam và CHDCND Lào.
Thất thoát nước - Căn bệnh "nan y" của ngành nước
27 07-2009

Thất thoát nước - Căn bệnh "nan y" của ngành nước

Thất thoát nước là gì? Tại sao ở các nước đang phát triển hoặc nghèo thì tỉ lệ thất thoát nước càng lớn? Làm trong lĩnh vực cấp nước hầu như công ty nào cũng quan tâm đến mức độ thất thoát nước của công ty mình. Riêng chúng tôi, chúng tôi xem thất thoát nước là một “căn bệnh”

Vị Trí Cho Ống Công Nghệ Ở Trạm Bơm
21 07-2009

Vị Trí Cho Ống Công Nghệ Ở Trạm Bơm

Ống công nghệ (hay còn gọi là ống gom) nên để bên trong trạm bơm hay bên ngoài tường trạm bơm?