Thành phố thông minh và cơ hội của đội ngũ doanh nhân trẻ

22 01-2019

Cách mạng công nghệ lần thứ 4 tạo ra sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện nhất. Nhưng không để ai bị ở lại phía sau. Đó chính là ý nghĩa, giá trị khoa học so với 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đó. Bình Dương đã trở thành thành viên của Hiệp hội đô thị thông minh thế giới. Đây vừa là thách thức, đồng thời cũng mở ra sân chơi rộng lớn, hấp dẫn để cộng đồng doanh nghiệp trẻ thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Giá trị của sự thông minh

Hầu hết các nhà chiến lược, quản trị, kiến trúc sư, chuyên gia công nghệ đều có chung nhận xét về đô thị thông minh: “Đã thông minh thì không có thành phố nào giống thành phố nào. Mà điểm chung của nó là mang lại sự hài lòng và hạnh phúc cho cư dân đô thị đó”. Ông Sung – Jil Jo Chánh Văn phòng Thành phố DaeJeon -Hàn Quốc chia sẽ: Có nhiều người nghe nói đến cụm từ Thành phố Thông minh thì hình dung ra nhiều thứ cao xa lắm, ngoài khả năng thực tế là không đúng. Mục đích cuối cùng của xây dựng thành phố thông minh là mang lại sự hài lòng và hạnh phúc của người dân. Ví dụ như làm sao để công nhân vệ sinh ít tiếp xúc với mùi hôi, chất bẩn mà việc thu gom, xử lý rác được tốt hơn, triệt để hơn. Ông Sung – Jil Jo cũng nhấn mạnh: Sự thông minh của mỗi thành phố sẽ tùy thuộc vào sự lựa chọn của bộ máy chính quyền. Lợi thế của Bình Dương là thành phố trẻ, được quy hoạch tốt, nên rất dễ trong việc lựa chọn công nghệ.

Từ nhận định trên, liên hệ thực tế Bình Dương sẽ thấy: Với tốc độ gia tăng dân số cơ học cao (9%/năm) cùng với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng thì yêu cầu về cung cấp nước sạch, thu gom xử lý rác thải, nước thải đã trở thành gánh nặng của nhiều đô thị. Nhưng với tầm nhìn và sự chuẩn bị của tỉnh, hiện nay 100% hộ dân, doanh nghiệp, nhà sản xuất đã được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh. Hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt đến sản xuất ở Bình Dương đã được kiểm soát, quản lý, thu gom bằng hệ thống khép kín. Công nhân vệ sinh từ tiếp xúc trực tiếp với rác thải, nước thải đã chuyển sang điều khiển máy móc phương tiện nhằm giảm thiểu tác hại, tăng hiệu quả lao động. Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương nói: “Ứng cộng công nghệ hiện đại, thiết bị thông minh vào công việc nhằm tiết kiệm năng lượng, chi phí, tăng chất lượng, hiệu quả làm việc. Cụ thể rác thải, nước thải là những thứ nguy hại cho sức khỏe, môi trường, nhưng được quản lý, thu gom triệt để và xử lý bằng công nghệ tiên tiến đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống. Nhìn rộng hơn ở quy mô thành phố thông minh chúng tôi đã tham gia giải quyết nhiều vấn đề bức xúc của đô thị, của xã hội, mang lại việc làm, nguồn thu ổn định cho người lao động nhờ biến rác thải thành tài nguyên đô thị”.

Biến khó khăn thành cơ hội

Ông Trần Thế Hưng, người lái xe khách ở phường Hòa Lợi, Thị xã Bến Cát chia sẽ: Tôi là nông dân chính hãng, mới chuyển sang nghể lái xe mấy năm gần đây nhờ tiền bồi thường đất đai. Vào nghề lái xe công nghệ mình cũng băn khoăn lắm vì nông dân có biết gì về công nghệ? Sau khi được huấn luyện mình chăm chỉ làm mới nhận ra: Công nghệ là mãnh đất tốt cho những người có mục đích làm việc rõ ràng. Ví dụ có những chuyến xe chỉ 20 ngàn đến 30 ngàn. Lái xe nào chê ít tiền, từ chối thì tổng đài cứ đưa hoài những chuyến xe vài chục ngàn đến với người đó, đến khi anh ta phải thay đổi cách làm hoặc chán ngán bỏ việc. Ngược lại tài xế nào chịu khó làm việc, được khách hàng đánh giá tốt thì sau mỗi chuyến xe ít tiền anh ta sẽ được đền đáp bằng chuyến xe khác xứng đáng hơn”.

Doanh nhân trẻ Huỳnh Công Thắng, nhà sáng lập Vicgo phân tích: Thành phố thông minh là cơ hội hấp dẫn cho những nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ nếu chung ta chấp nhận thay đổi nhận thức từ “Tối ưu hóa lợi nhuận trước đây sang Giải quyết hiệu quả những vấn đề bức xúc của xã hội, của cuộc sống như câu chuyện của người lái xe công nghệ trên đây”. 

Tại Bình Dương nhiều doanh nghiệp, doanh nhân trẻ đã chấp nhận thử thách, biến khó khăn thành cơ hội như: Sàn giao dịch vận tải VietnamTrucking của Công ty cổ phần vận tải U&I, giúp các nhà vận tải có thêm thu nhập, có thêm khách hàng từ những chuyến hàng đặt trước trên sàn giao dịch thay vì phải chạy xe không. Hay nhà sản xuất thiết bị điện thông minh Kim Sang, Thị xã Tân Uyên đã sản xuất ra nhiều thiết bị điện thông minh, tiết kiệm năng lượng, đủ sức thay thế hàng nhập ngoại.

Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, ông Trương Gia Bình, Chụ tịch FPT Corporation thẳng thắn chỉ ra: Thế giới đã trãi qua 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Mỗi cuộc cách mạng trước đây đều để lại cú sốc lớn cho xã hội vì có hơn 60% con người bị mất việc, bị bỏ lại, bị đứng ngoài cuộc chơi. Hiện tại là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, nó sẽ làm thay đổi tất cả một cách nhanh chóng, nhưng hơn hẳn các cuộc cách mạng trước đó là Cách mạng Công ngệ lần thứ 4 sẽ không ai bị bỏ lại phía sau. Muốn vậy  “Cuộc cách mạng phải mang tính toàn dân và lãnh đạo cách mạng phải toàn diện bằng tư duy 4.0. Với tinh thần đó FPT sẽ chuyển từ sản xuất phần mềm sáng tạo ra giải pháp. FPT sẽ hợp tác cùng Tập đoàn Becamex IDC phát triển trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với giải pháp sáng tạo mang tầm khu vực và hướng đến toàn cầu.

Xử lý nước thải bằng thiết bị, công nghệ thông minh (chuyển sau)

Duy Chí

Tin tức hoạt động

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành
21 03-2024

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW
14 01-2024

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Ngày 12/01/2024, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Công ty CP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)
12 01-2024

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)

Cùng với việc nâng công suất xử lý rác thải sinh hoạt lên 2.520 tấn/ngày, Công ty CP – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã cổ phiếu BWE) đã sẵn sàng cho lễ khánh thành tổ hợp lò đốt rác thải sinh hoạt thu hồi nhiệt phát điện công suất 5MW vào ngày mai 12/01/2024.