Nước sạch về nông thôn

19 01-2016

Xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên nằm xa trung tâm, chính quyền địa phương và người dân rất mong có nguồn nước sạch đã qua xử lý hợp vệ sinh để sử dụng, vì từ trước đến nay bà con phải sử dụng nguồn nước tự nhiên như nước giếng khoan, giếng đào, nước sông… không hợp vệ sinh. Trước yêu cầu bức xúc của địa phương, Xí nghiệp Cấp nước Tân Uyên đã xin tạm ứng nguồn vật tư từ Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) và huy động tối đa nguồn nhân lực thi công nhằm bảo đảm đưa nguồn nước sạch về đến địa phương cho người dân sử dụng trước Tết Nguyên đán Bính Thân.

Nước sạch đưa về xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên được bơm từ Xí nghiệp Cấp nước Tân Uyên bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT. Trong ảnh: Lãnh đạo Xí nghiệp Cấp nước Tân Uyên kiểm tra vận hành nhà máy. Ảnh: DUY CHÍ

Gần sông nhưng thiếu nước sinh hoạt

Ông Nguyễn Văn Rin, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên đưa chúng tôi đi khảo sát thực tế cuộc sống và việc sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương. Ông Rin nói, trước đây Tân Định là xã vùng sâu, vùng xa nhưng nhờ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) nên Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, địa phương được công nhận là xã NTM.

Tuy vậy, xã vẫn cách xa trung tâm huyện. Bên cạnh đó, xã có diện tích lớn, 8.555 ha nhưng địa hình không bằng phẳng, dân cư lại sống thưa thớt. Tuy nằm cạnh sông Bé nhưng người dân địa phương lại sống trong cảnh thiếu nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, hầu hết phải sử dụng giếng đào, giếng khoan truyền thống không phù hợp vệ sinh. Đây là nhu cầu bức xúc mà địa phương đã nhiều lần lên tiếng đề nghị trên sớm xem xét đầu tư, giải quyết khó khăn cho nhân dân.

Theo báo cáo của UBND xã Tân Định, kết thúc năm 2015 toàn xã có 1.387/1.395 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt 99,4%, chủ yếu là sử dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào. Tuy nhiên, nguồn nước giếng còn bị nhiễm phèn và một số hộ còn sử dụng nước từ sông, suối. Xã Tân Định hiện vẫn chưa cho nhà máy nước sạch, UBND xã đã kiến nghị về trên khảo sát đầu tư, xây dựng nhà máy.

Giải pháp công - tư kết hợp

Ông Phạm Đắc Thành, Giám đốc Xí nghiệp Cấp nước Tân Uyên cho biết, trước yêu cầu bức xúc của chính quyền và nhân dân địa phương, đồng thời được sự đồng thuận và nhất trí của các ngành hữu quan, xí nghiệp đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát, lên phương án thi công theo hướng nhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Cùng với đó, được sự hỗ trợ lớn từ phía BIWASE, xí nghiệp đã bắt tay ngay vào việc thi công đường ống chính, vì nếu chậm trễ khi tuyến đường Tân Thành - Mười Muôn hoàn thành thì việc lắp đặt đường ống sẽ rất khó khăn, tốn kém.

Ông Thành cho biết thêm, thời điểm này huy động lao động phổ thông, lao động thời vụ ra ngoài công trường làm việc là không dễ dàng. Nhưng với yêu cầu của công ty là phải bảo đảm đưa nước sạch về cho người dân địa phương sử dụng trước Tết Bính Thân 2016, xí nghiệp đã tập trung lực lượng, giao Đoàn Thanh niên bám sát công trường, tổ chức vận động, tuyên truyền đến các gia đình có tuyến ống đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công nhằm kịp tiến độ thời gian.

Có mặt tại công trường trực tiếp kiểm tra, giải quyết vướng mắc phát sinh, ông Dương Hoàng Sơn, Phó Tổng Giám đốc BIWASE cho rằng, phương án đầu tư công - tư kết hợp (PPP) là giải pháp hữu hiệu và tiết kiệm nhất trong điều kiện khó khăn như hiện nay. Dù phải đầu tư đường ống kéo dài nhưng xem ra vẫn tiết kiệm và hiệu quả rất nhiều so với đầu tư nhà máy tại chỗ, vì vận hành, khai thác đòi hỏi kỹ thuật, nhân sự cùng nhiều vấn đề liên quan sẽ tác động đến hiệu quả vận hành và giá thành của sản phẩm. Công trình này được đầu tư theo phương thức PPP: Nhà nước đầu tư hạ tầng như đường ống, nhà máy, trạm bơm xử lý…, còn tư nhân tổ chức khai thác, phục vụ theo biểu giá chung của tỉnh. Hiện công ty đã đầu tư trên 12km đường ống Ω300, xây dựng thêm trạm bơm tại xã Tân Thành để đưa nguồn nước sạch từ trạm bơm Đất Cuốc do Xí nghiệp Cấp nước Tân Uyên cung cấp về cho bà con địa phương.

DUY CHÍ

Vui lòng ghi rõ nguồn http://www.biwase.com.vn khi sử dụng thông tin từ website này

Tin tức hoạt động

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành
21 03-2024

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW
14 01-2024

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Ngày 12/01/2024, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Công ty CP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)
12 01-2024

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)

Cùng với việc nâng công suất xử lý rác thải sinh hoạt lên 2.520 tấn/ngày, Công ty CP – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã cổ phiếu BWE) đã sẵn sàng cho lễ khánh thành tổ hợp lò đốt rác thải sinh hoạt thu hồi nhiệt phát điện công suất 5MW vào ngày mai 12/01/2024.