Nhà Máy nước Dĩ An - 15 Năm Hình Thành Và Phát Triển

06 09-2019

an là một thị xã của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với 2 thành phố lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc. Dĩ An là một trong những nơi tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học và dân cư đông đúc. Do vậy nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất rất lớn. Trước những thực trạng đó, vấn đề quan tâm lúc bấy giờ của lãnh đạo tỉnh là nhanh chóng xây dựng một hệ thống cấp nước tập trung đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân và doanh nghiệp. Hệ thống cấp nước  được xây dựng sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển chung của cả khu vực theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững mà lãnh đạo tỉnh đã đề ra.

Ngày 17/09/1998, dự án Xây dựng Nhà máy nước Dĩ An -Giai đoại 1- công suất 15.000m3 ngày, đêm được Chính phủ phê duyệt chủ trương cho phép sử dụng vốn ODA Đan Mạch (DANIDA) tại văn bản số 1101/CP-QHQT và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương có Quyết định phê duyệt dự án xây dựng Nhà máy nước Dĩ An số 796/QĐ-CT ngày 04/3/1999 do Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương (nay là Công ty cổ phần Nước – Môi Trường Bình Dương- gọi tắt là BIWASE) làm chủ đầu tư.

Ngày 30/12/2000, Hợp đồng xây dựng được ký kết giữa Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương và Nhà thầu Intertec A/S Đan Mạch giá trị là 3,6 triệu USD tương đương 50,4 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kể từ ngày 05/01/2001, tiến độ hợp đồng là 13 tháng.

Đến năm 2003, Nhà máy nước Dĩ An -Giai đoạn 1- công suất 15.000 m3/ngày, đêm được khánh thành đưa vào hoạt động với tổng giá trị đầu tư là 81,9 tỷ đồng (vốn vay do chính phủ Đan Mạch tài trợ bằng nguồn tín dụng DANIDA với giá trị 3,6 triệu USD tương đương 50,4 tỉ đồng chiếm 61,5% và vốn đối ứng từ Ngân sách là 31,5 tỷ đồng chiếm 38,5%.)

Năm 2004, nhận thấy sự cần thiết phải thành lập ra các đơn vị trực thuộc tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty, ngày 17/08/2004 Ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập Xí nghiệp cấp nước Dĩ An trực thuộc Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương, là Xí nghiệp cấp nước đầu tiên của Công ty đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, cung cấp nước sạch, tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh nhưng vẫn theo định hướng phát triển chung của công ty.

Đến năm 2005, Công ty xây dựng thêm giai đoạn 2 nhà máy nước Dĩ An công suất 15.000 m3/ngày đêm bằng nguồn vốn vay của Quỹ h trợ phát triển VN chi nhánh Bình Dương (nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bình Dương – Bình Phước) với giá trị là 14 tỷ đồng, nâng công suất cấp nước sạch của nhà máy nước Dĩ An lên 30.000 m3/ngày đêm, cung cấp cho trên 2.000 khách hàng, doanh thu 20,7 tỷ đồng, tỷ lệ thất thoát nước đến cuối năm 2005 là 19,17%

Cũng trong thời gian này Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã dành một khoản tín dụng ưu đãi cho Chính phủ Việt Nam để xây dựng và phát triển các dự án cấp nước và vệ sinh nhằm nâng cao sức khỏe, đời sống của cộng đồng dân cư và góp phần phát triển kinh tế ở một số đô thị. Chương trình này đã được triển khai đợt I ở 7 thị xã tỉnh lỵ và đợt II gồm có 6 thị xã tỉnh lỵ. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) sẽ tiếp tục tài trợ một khoản tín dụng ưu đãi đáng kể nhằm thực hiện các dự án cấp nước và vệ sinh đợt III gồm 5 thị xã tỉnh lỵ và 2 thị trấn huyện lỵ, trong đó có dự án cấp nước và vệ sinh Nam Thủ Dầu Một theo Hiệp định vay vốn ADB số 1880 VIE(SF) được ký kết giữa Ngân hàng phát triển Châu Á với ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 02 tháng 04 năm 2002.

Dự án cấp nước và vệ sinh Nam Thủ Dầu Một công suất 30.000 m3/ngày.đêm với tổng vốn đầu tư của dự án là 40 triệu USD, tương đương 741 tỷ đồng (Vốn vay ADB là 26 triệu USD, tương đương 485 tỷ đồng, vốn vay AFD là: 7,2 triệu USD, tương đương 134 tỷ đồng, vốn viện trợ của NORAD (Na Uy) là 296 ngàn USD, tương đương 5,4 tỷ đồng, vốn đối ứng Ngân sách là 6,3 triệu USD, tương đương 115,8 tỷ đồng.)

          Năm 2006, sau khi trao thầu các gói thầu thuộc dự án thứ ba cấp nước và vệ sinh đô thị các thị xã, thị trấn, Công ty tiết kiệm được một khoản tiền từ nguồn vốn ADB là 8,6 triệu USD, công ty quyết định trình Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư thêm một số hạng mục công trình từ nguồn vốn nêu trên để nâng công suất nhà máy từ 30.000 m3/ngàyđêm lên 60.000 m3/ngàyđêm và được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận theo công văn số 6962/UBND-SX, ngày 28 tháng 12 năm 2006.

Cuối năm 2008, tổng công suất thiết kế của Nhà máy nước Dĩ An là 90.000 m3/ngày đêm tăng gấp 3 lần so với năm 2005, cung cấp cho trên 22.000 khách hàng tăng 11 lần so với 2005, doanh thu 113 tỷ đồng tăng 5,5 lần so với năm 2005, tỷ lệ thất thoát nước là 8,5% giảm 10,67% so với năm 2005.

Ngày 06/11/2009, nhà máy nước Dĩ An vinh dự đón tiếp ngài Thái Tử Đan Mạch đến thăm Dự án do Đan Mạch tài trợ và thăm các doanh nghiệp Đan Mạch trên địa bàn Bình Dương. Chuyến thăm của ngài Thái Tử tới Nhà máy nước Dĩ An đánh dấu tầm quan trọng của việc hợp tác thương mại giữa hai nước Việt Nam và Đan Mạch nói chung và giữa Bình Dương với Đan Mạch nói riêng, thúc đẩy các doanh nghiệp Đan Mạch mạnh dạn đầu tư vào Bình Dương.

Năm 2014, thực hiện chủ trương của Chính Phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân gọi tắt là hợp tác công tư (PPP). Công ty đã vận dụng chủ trương và cho ra đời dự án Nhà máy nước Dĩ An 2 công suất 50.000 m3/ngày,đêm. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tài trợ 450 tỷ để đầu tư mạng lưới ống dẫn nước.

Sau khi có mạng lưới cấp nước tốt, Nhà máy nước Dĩ An 2 đầu tư tăng công suất thêm 50.000 m3/ngày,đêm với tổng giá trị  đầu tư là 204 tỷ đồng và hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 9/2015. Thành công của dự án nhà máy nước Dĩ An 2 không chỉ có ý nghĩa trực tiếp đến sự thành công của mô hình PPP trong sự đầu tư cơ sở hạ tầng cho Bình Dương sau này mà nó là cơ sở đảm bảo sự phát triển đô thị tỉnh Bình Dương một cách bền vững.

Cuối năm 2015, tổng công suất thiết kế của nhà máy nước Dĩ An là 190.000 m3/ngày đêm tăng gấp 6,3 lần so với năm 2005, cung cấp cho trên 56.000 khách hàng tăng 28 lần so với 2005, doanh thu 336 tỷ đồng tăng 16,8 lần so với năm 2005, tỷ lệ thất thoát nước là 5,72% giảm 13,45% so với năm 2005 và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ tăng thêm công suất 100.000 m3/ngày,đêm.

Ngày 28/2/2019, Xí nghiệp cấp nước Dĩ An được chuyển đổi thành Chi nhánh Cấp Nước Dĩ An cho phù hợp với cơ cấu tổ chức và qui mô hoạt động. Đến nay, trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển, Nhà máy nước Dĩ An khởi đầu vô vàng khó khăn với công suất từ con số Zero đến nay tổng công suất thiết kế là 190.000 m3/ngày,đêm với tổng giá trị đầu tư gần 1.700 tỷ đồng, phục vụ cung cấp nước sạch gần như 100% cho đô thị, đáp ứng các nhu cầu của các cơ sở sản xuất trên địa bàn với giá thành cạnh tranh nhất trong khu vực góp phần hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương nói chung và sự tăng trưởng ổn định, phát triển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng.

Sơ đồ tăng trưởng của Nhà máy nước Dĩ An qua các năm.

 

Một số hình ảnh của Chi nhánh


Tin tức hoạt động

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành
21 03-2024

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW
14 01-2024

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Ngày 12/01/2024, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Công ty CP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)
12 01-2024

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)

Cùng với việc nâng công suất xử lý rác thải sinh hoạt lên 2.520 tấn/ngày, Công ty CP – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã cổ phiếu BWE) đã sẵn sàng cho lễ khánh thành tổ hợp lò đốt rác thải sinh hoạt thu hồi nhiệt phát điện công suất 5MW vào ngày mai 12/01/2024.