Đấu nối nước thải sinh hoạt đô thị: Kinh nghiệm từ thực tế

16 06-2014

Thoát nước thải đô thị là vấn đề khá bức xúc hiện nay trong cộng đồng dân cư. Do chưa được tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cặn kẽ về lợi ích các mặt nên người dân còn băn khoăn.

Từ thực tế…
Sau khi cùng với cán bộ, công nhân Xí nghiệp Xử lý nước thải TP.TDM khảo sát, lắp đặt thiết bị và đấu nối thành công đường ống thu gom nước thải của gia đình vào hệ thống thu gom xử lý chung, ông Trần Văn Minh (chủ hộ 117/28, tổ 4, khu phố 2, phường Phú Lợi, TP.TDM) rất phấn khởi vì giải tỏa được bức xúc: "Sân nhà tràn ngập nước thải, thấy tôi làm các nhà cạnh bên cũng làm theo, gia đình tôi đăng ký đấu nối trước mà lại kết thúc sau cùng để nhường cho các hộ kia vì họ còn bức xúc hơn mình nhiều"!
Đưa chúng tôi sang nhà từ đường, ông Minh giới thiệu: "Chúng tôi lớn lên và ra ở riêng xung quanh đây cũng từ ngôi nhà này. Trước đây nước mưa, nước thải đều tự thấm xuống đất, nhưng giờ đây đô thị hóa, bê tông hóa hết, nước không còn chỗ thoát nên đọng thành vũng lầy lội. Hầu hết các hộ xây nhà trước đây đều có nhà vệ sinh tự hoại nhưng thể tích quá nhỏ, lâu ngày hầm bị hư không "hoại" được, phải dùng máy hút đi nhưng khổ lắm! Thời gian trước bị tràn hầm phải thuê xe hút 4m3 là 900.000 đồng, nhưng một thời gian hầm lại đầy phải thuê hút nữa. Vì vậy tôi liên hệ Công ty Biwase để đăng ký đấu nối nước thải ngay, dù chưa biết giá cả thế nào. Hàng xóm thấy tiện lợi, hữu ích cho gia đình và cộng đồng nên cũng đã đăng ký đấu nối".

Đến kinh nghiệm của phường Phú Lợi
Chủ tịch UBND phường Phú Lợi - ông Nguyễn Văn Nhàn: Kết hợp vận động đấu nối với phong trào xây dựng khu phố văn hóa
Đảng ủy, Chính quyền và các Đoàn thể phường Phú Lợi xác định công tác vận động đấu nối nước thải trong các hộ gia đình là nhằm chỉnh trang đô thị gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nên đã mang lại hiệu quả tích cực. Thực tế công việc cho thấy, ngoài việc nắm vững địa bàn, cần phải linh động phối hợp trong thiết kế, lắp đặt để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tâm lý chung của người dân là rất ngại đi đường ống trong nhà vì nhiều lý do như phá vỡ kết cấu, không an tâm, sợ mùi, nghẹt… nên cần kết hợp nhiều hộ đi chung đường ống tùy điều kiện thực tế. Bên cạnh đó cần có chế độ cho vay vốn giúp những hộ phải đầu tư lớn vì nhà bị phá vỡ kết cấu, hoặc kinh tế khó khăn.
Nhờ bám sát địa bàn và nắm vững kinh nghiệm thực tiễn, Chủ tịch UBND phường Phú Lợi Nguyễn Văn Nhàn lý giải: "Hầu hết các nhà vệ sinh, hầm tự hoại của người dân đều có chung đặc điểm thể tích nhỏ, chứa nhiều chất thải, trong đó có chất không hòa tan khi vào hầm tự hoại gặp nhiệt độ cao đã tạo thành lớp màng nhầy phủ kín toàn bộ bề mặt bên trong của hầm, ngăn cản quá trình thẩm thấu tạo ra hiện tượng đầy, nghẹt hầm. Nếu xử lý bằng cách hút bỏ thì một thời gian sau cũng tái lại. Việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom chung vừa tiện lợi vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, xử lý và bảo đảm vệ sinh, sức khỏe cho gia đình, cộng đồng và mỹ quan đô thị".

Đến nay phường Phú Lợi, Phú Hòa là 2 địa bàn có số lượng hộ gia đình đấu nối nước thải dẫn đầu TP.TDM, chiếm trên 50% tổng số hộ đã thực hiện. Ngay từ khi xây dựng Quy chế đấu nối, lãnh đạo phường và bà con nhân dân đều được tham gia góp ý. Đến khi triển khai thì hầu như hộ nào cũng đồng tình vì thấy được ý nghĩa, mục đích và lợi ích của chương trình. Riêng kinh nghiệm quản lý của địa phương, dù biết rõ ý nghĩa, mục đích thiết thực của chương trình nhưng trong quá trình triển khai cũng phải hướng mục tiêu "tác động lan tỏa trong cộng đồng" theo phương châm "dễ làm trước khó làm sau", Chủ tịch UBND phường Phú Lợi – ông Nguyễn Văn Nhàn cho biết. Phường Phú Lợi đã chọn khu dân cư có đường ống đi qua để tuyên truyền vận động khi đủ điều kiện là đấu nối ngay để các hộ còn lại học tập và làm theo. Kế đến là chọn khu phố, tuyến phố, cụm dân cư có đông hộ dân có nhu cầu bức bách, những hộ này làm trước và hướng dẫn cho các hộ còn lại. Các khu phố 1, 2, 4, 5 của phường Phú Lợi đã làm tốt và hiệu quả chương trình đấu nối nước thải sinh hoạt.

Dự án phi lợi nhuận
Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của các sở, ngành, địa phương trong công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, từ khi khánh thành nhà máy đến nay tỷ lệ đấu nối của hộ gia đình trong toàn thành phố đã tăng so với trước. Lượng nước thải về nhà máy cũng tăng lên trên 5.000m3/ngày đêm.
Việc thiết kế, lắp đặt đường ống là khá nhạy cảm, liên quan đến đời sống và sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, nên tất cả anh em nhân viên thi công đều được giáo dục, rèn luyện đạo đức. Trước tiên là phải làm việc hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tuyệt đối không được rề rà, câu nệ, gây khó khăn cho khách hàng. Khi cần khảo sát, lắp đặt phải liên hệ với chủ nhà để được hướng dẫn, giám sát. Không được tự tiện đi lại trong nhà khi không có chủ nhà giám sát. Đặc biệt không được nhận bất cứ quà hay tiền bồi dưỡng vì tất cả anh em đều làm việc có lương, được lãnh đạo công ty trực tiếp tuyển dụng, khi ra công trường đều phải mặc đồng phục.
Nhờ thực hiện nghiêm quy chế và chế độ giám sát mà hiệu quả công việc mang lại rất cao.

Người dân được hưởng lợi từ Dự án
UBND tỉnh Bình Dương cũng đã chấp thuận Chủ trương cho phép Công ty Biwase tạm không thu phí xử lý nước thải sinh hoạt của các hộ dân trong khu vực dự án trong 2 năm đầu (2013 – 2014) thực hiện đấu nối nhằm làm quen với chi phí sinh hoạt gia đình, đồng thời còn được miễn phí toàn bộ chi phí thiết kế, thẩm định. Bên cạnh đó Công ty Biwase hiện nay còn miễn phí nhân công 10m để tạo thuận lợi cho bà con tham gia đấu nối. Đây là dự án phi lợi nhuận vì môi trường và sức khỏe cộng đồng, nên trong quá trình thực hiện quy chế đấu nối, UBND tỉnh còn cho phép người dân tự lắp đặt theo hướng dẫn, thiết kế của cán bộ kỹ thuật Biwase, hoặc thỏa thuận, giao khoán cho xí nghiệp thi công, lắp đặt trên tinh thần phi lợi nhuận.

Bạn vui lòng ghi rõ nguồn http://www.biwase.com.vn khi sử dụng thông tin từ website này.

Tin tức hoạt động

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành
21 03-2024

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW
14 01-2024

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Ngày 12/01/2024, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Công ty CP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)
12 01-2024

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)

Cùng với việc nâng công suất xử lý rác thải sinh hoạt lên 2.520 tấn/ngày, Công ty CP – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã cổ phiếu BWE) đã sẵn sàng cho lễ khánh thành tổ hợp lò đốt rác thải sinh hoạt thu hồi nhiệt phát điện công suất 5MW vào ngày mai 12/01/2024.