Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương triển khai thực hiện việc CPH, tuy có chậm hơn một số doanh nghiệp cùng ngành nghề nhưng đã nhanh chóng đạt được kết quả như mong đợi.
Chấp hành chủ trương chung của Chính phủ về việc sắp xếp, cơ cấu lại DNNN, Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương triển khai thực hiện việc CPH, tuy có chậm hơn một số doanh nghiệp cùng ngành nghề (do đến cuối năm 2014 UBND tỉnh Bình Dương mới có Quyết định về việc thực hiện CPH công ty TNHH Một thành viên Cấp Thoát Nước -Môi trường Bình Dương tại văn bản số 4295/QĐ-UBND ngày 24/12/2014) nhưng đã nhanh chóng đạt được kết quả như mong đợi.
Thực hiện Quyết định trên, công ty đã phối hợp với Tổng công ty Becamex – đơn vị được UBND tỉnh Bình Dương giao làm chủ sở hữu vốn nhà nước tại công ty - để tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp - bước đầu tiên và quan trọng nhất trong khâu CPH. Do công ty có nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều tài sản nên việc đánh giá tài sản vô cùng phức tạp, khó khăn (cấp nước, thu gom xử lý rác, hoa viên nghĩa trang, thoát nước, xử lý nước thải…..). Cuối cùng, các công trình thoát nước được để riêng, không đưa vào giá trị doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc chưa thực hiện CPH.
Đến ngày 03/06/2016, Công ty mới xác định được giá trị doanh nghiệp. Tổng giá trị vốn thực tế tại thời điểm 31/12/2014 là: 4.170 tỷ. Trong đó, tổng giá trị phần vốn Nhà nước tại DN là 1.892 tỷ đồng. Để hấp dẫn nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả kinh doanh vốn, bộ máy điều hành công ty quyết định chọn ghi vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng. Trả lại vốn nhà nước 392 tỷ, tỷ lệ thoái vốn lần đầu 49%, nhà nước còn nắm giữ 51%. Số lượng CP đăng ký mua gấp 3,5 lần số lượng CP chào bán với tổng số 283 nhà đầu tư đăng ký mua (269 nhà đầu tư cá nhân, 9 tổ chức trong nước, 5 tổ chức nước ngoài). Giá đấu thành công bình quân là 14.227 đ/1CP, tổng giá trị thu về cho NN trên 846 tỷ đồng.
Với kết quả IPO lần đầu như trên là rất thành công, CBCNV công ty vô cùng phấn khởi, nhất là bộ máy điều hành. Ngày 22/09/2017 công ty tiến hành thoái vốn nhà nước lần thứ 2 thêm 10%, nhà nước còn nắm giữ 41%. Giá bán bình quân là 25.500đ/1 CP. Tổng số tiền bán cổ phần Nhà nước thu về là 382,5 tỷ đồng. Hiện nay, nhà nước có chủ trương thoái vốn lần 3 thêm 16%, vốn nhà nước còn tại công ty là 25%.
Cổ phiếu công ty với mã chứng khoán là BWE đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE). Với sự nỗ lực và ý chí quyết tâm, làm việc quyết liệt trong thời gian 2 năm, công ty vừa tạo ra thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường nhờ kết quả SXKD hàng năm được giữ mức tăng trưởng ổn định, bộ máy điều hành làm việc có trách nhiệm, có chuyên môn, cổ tức chi trả cho nhà đầu tư tăng đều hàng năm: năm đầu tiên (2017): 7%; năm tiếp theo (2018): 9%.
Trên sàn giao dịch chứng khoán, công ty được nhà đầu tư rất quan tâm, trung bình mỗi ngày giao dịch từ 100.000 ÷ 300.000 CP. Chúng tôi tin tưởng công ty còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Các sản phầm của công ty cũng tăng đều, doanh số tăng trung bình mỗi năm là 24 %, trong đó sản lượng nước sạch tăng 26.4% /năm; sản lượng thu gom xử lý rác tăng 27% /năm; nước thải tăng 51.11%/năm.
Qua thời gian 2 năm 1 quý sống trong môi trường của công ty cổ phần, với nhiều thay đổi lớn, nhiều thách thức lớn công ty phải nỗ lực vượt qua.
Một trong những thách thức lớn đó là tất cả sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gần như bị cắt hẳn, các chính sách hỗ trợ khác cũng không còn như: cấp đất xây dựng nhà máy xử lý nước, rác….theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Việc vay vốn nhàn rỗi từ Quỹ dự phòng của UBND tỉnh cũng giảm đáng kể và một số việc khác cũng được các lãnh đạo từ chối khéo.
Có lẽ trước đến giờ chúng ta sống trong xu hướng chưa phải lo toan nhiều, có gì khó thì kêu nhà nước. Nay phải tự tìm phương kế để tồn tại và phát triển. Để không phụ lòng nhà đầu tư, sự kỳ vọng ở CBCNV và của xã hội, bộ máy điều hành công ty không những đã nỗ lực không ngừng để không làm giảm đi nhịp độ phục vụ khách hàng, mà còn phải luôn tìm phương án tiếp tục đầu tư, tăng trưởng theo nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng hơn, yêu cầu ngày càng cao hơn.
Việc đầu tư đã được mở rộng ra ngoại thành, cụ thể 2 năm qua chúng tôi đầu tư cho cấp nước 505 tỷ đồng để nâng công suất nhà máy lên 450.000m3/ng.đ, trong đó, vốn đầu tư ra các xã vùng nông thôn là 120,12 tỷ đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Khu liên hợp xử lý chất thải chúng tôi đầu tư thêm 290 tỷ đồng để tăng công suất xử lý rác từ 900÷1.000 tấn/ngày lên đến 1.700 tấn/ngày (rác sinh hoạt) và 700 tấn/ngày (rác công nghiệp).
Và khi chúng ta chứng minh được sự nỗ lực của bộ máy quản lý, điều hành làm việc hiệu quả và có trách nhiệm thì chính quyền sẽ đồng hành và ủng hộ. Nói cách khác, “không được cái này thì cũng được cái kia”…. Sự ủng hộ của khách hàng, của chính quyền địa phương là điều giúp chúng ta có niềm tin và phương hướng phát triển bền vững.
I. Những thành công của BIWASE khi cổ phần hóa nhờ các yếu tố:
1. Có nguồn lực tốt
- Về con người: nhờ có kiến thức tốt nên công nghệ ở BIWASE tự động hóa rất cao, 1 nhân viên sản xuất trên 800m3/ngày à 1 nhân viên ≈ 250.000m3/năm , 416 khách hàng/1 nhân viên à 1 người lao động làm ra trên 2,5 tỷ đồng;
- Do tự động hóa cao, năng suất lao động tốt (nhờ có tay nghề tốt) àgóp phần đem lại hiệu quả SXKD
- Nợ/Tài sản thấp
- Chỉ số ROA, ROE tốt; (ROA: Lợi nhuận/Tài sản; ROS: Lợi nhuận/Doanh thu; ROE: Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu; ROI: Lợi nhuận/Vốn đầu tư)
- Đặc biệt, vốn điều lệ so với tài sản, công suất sản xuất/năng lực sản xuất được đánh giá là nhỏ (nộp lại nhà nước khi CPH>450 tỷ đồng);
2. Có thị trường tốt;
- Cổ đông chiến lược có năng lực, gắn bó/đồng hành với tầm nhìn công ty.
- Sau cổ phần hóa BIWASE có được uy tín trên thị trường chứng khoán (sàn HOSE)
Bộ máy điều hành đồng tâm hợp lực, phối hợp nhịp nhàng và có kỹ năng quản lý, quản lý hiệu quả.
- Công khai, minh bạch tốt, làm tốt công tác báo cáo và kịp thời;
- Kết quả kinh doanh tang trưởng cao và ổn định;
- Sử dụng vốn hiệu quả:
- Chi phí vốn thấp (lãi vay);
- Đầu tư hiệu quả (thi công nhanh, suất đầu tư thấp).
Được kết quả trên thì người xưa có nói rằng: nhờ thiên thời địa lợi! Điều này có không? Theo tôi là có, vì những lý do sau:
- Bình Dương mạnh dạn giảm vốn nhà nước, tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được cởi trói cũng tăng sức cạnh tranh;
- Quy hoạch tốt, thực hiện quy hoạch tốt;
- Có cơ chế thông thoáng;
- Thị trường tốt (50% nước SX+DV, 50% nước sinh hoạt);
- Phát huy được trí tuệ, năng lực từ người lao động.
Những bài học rút ra từ sự thành công ban đầu:
- Con người (bộ máy): Bộ máy điều hành vô cùng quan trọng, không thiết bị nào có thể thay thế.
- Bộ máy điều hành/con người: Phải là một khối đoàn kết, thống nhất, tin cậy lẫn nhau, biết tôn trọng lẫn nhau, biết cách làm việc và điều hành, nhất là người đứng đầu phải tạo được lòng tin với những người xung quanh và nhà đầu tư.
- Phải là một tập thể có kiến thức: kỹ thuật, quản trị tài chính , kế hoạch;
- Cấp thoát nước là một ngành khoa học kỹ thuật, cho nên trong bộ máy phải có người am hiểu, có kỹ năng về kỹ thuật, nếu không sẽ sai lầm về kỹ thuật, dẫn đến hiệu quả kém trong kinh doanh.
- Đội ngũ quản lý/điều hành phải có chất lượng:
Kỹ năng quản lý: quản lý phải hiệu quả;
- Có chuyên môn, chuyên cần trong công việc.
Nguồn lực:
- Vốn, tài sản phải mạnh
- Là một doanh nghiệp phải có kỹ năng quản trị tài chính, sử dụng đồng vốn hợp lý, biết tiết kiệm. Tài chính có vững thì doanh nghiệp mới mạnh.
- Về vốn: Với quy mô, năng lực sản xuất thế nào, doanh số thế nào thì vốn đầu tư (tài sản) phải tương ứng. Vốn (tài sản) quá lớn mà năng lực sản xuất, doanh thu không tương ứng thì làm sao có hiệu quả được?
CBCNV: phải hợp lý (vốn điều lệ, số lượng nhân viên)
- Lực lượng CBCNV phải hợp lý và có kiến thức;
- CB CNV phải được đào tạo, có kiến thức, có tay nghề cao, có ý thức tổ chức, kỷ luật; năng suất lao động phải tốt, làm việc phải có hiệu quả thì mới có thể nói đến thu nhập tốt được. Một vài nơi nhìn thấy đồng nghiệp bên cạnh thu nhập cao cũng so bì, trong khi lực lượng công nhân làm việc chưa thật sự hiệu quả.
- Con người ( người lao động): tài sản giá trị nhất của doanh nghiệp là nguồn lực. Khi chúng ta phát huy tốt nhất nguồn lực này thì sẽ tăng sức mạnh của doanh nghiệp lên nhiều lần.
- Dịch vụ tốt, tạo được uy tín ở địa phương;
- Có điều kiện vươn ra những nơi khó khăn ở nông thôn khi chính quyền có yêu cầu;
- Tạo lòng tin ở khách hàng:
Dịch vụ;
- Chất lượng phục vụ, chất lượng nước sạch
- Sự ủng hộ của chính quyền các cấp và khách hàng.
- Tài chính phải minh bạch, rõ ràng…
- Ngoài nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, đô thị, công nghiệp, để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nên :
- Tìm mọi cách giảm giá thành hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt nhất;
- Năng suất lao động tốt nhất;
- Thất thoát thấp nhất có thể;
- Dịch vụ khách hàng phải tối ưu;
Kiến nghị:
Dù DNNN hay doanh nghiệp cổ phần Nhà nước không nắm giữ tỉ lệ chi phối thì nước sạch vẫn là nhu cầu cần thiết của mọi người, là hạ tầng đô thị để phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nước cũng không muốn giá nước sinh hoạt đắt đỏ, nên việc các cơ chế ưu đãi cần tiếp tục được áp dụng để góp phần cho giá nước sạch được tốt như theo các Nghị định:
- Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch
- Nghị định 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-Cp ngày 11 tháng 7 năm 2007 của của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa vốn đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa vốn đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ qyu định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nhà nước không còn cấp vốn như trước đây thì nên có quỹ cho vay ưu đãi hơn, dài hạn hơn từ vốn thu về của CPH, ví dụ như quỹ đầu tư hạ tầng đô thị;
- Ngành cung cấp nước sạch cũng là một doanh nghiệp kinh doanh như bao doanh nghiệp khác, có đặc thù là vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài ≈20 năm, sớm thì cũng mất 15 năm; lao động nhiều, phân tán;
- Trong xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế thị trường, chúng ta cần sự thay đổi, tư duy quản lý sao cho tốt nhất, hiệu quả nhất trong dịch vụ mua-bán (không có việc xin-cho), dù cho giá cả có khó khăn… từng bước thuyết phục cấp quản lý.
Phê duyệt giá nước kịp thời, hợp lý theo tinh thần Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19/05/2009 của Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng-Bộ Nông nghiệp & PT Nông thôn về hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn; và đã là cơ chế thị trường rồi, khả năng cung cấp nước dồi dào nên giá chỉ còn 1 mức hệ số 1.
- Được ưu đãi lĩnh vực xã hội hóa/đất đai (cấp) để xây dựng nhà máy….
Doanh nghiệp phải chịu quá nhiều các loại thuế, phí về nguồn nước thô, kể cả nhiều thủ tục.
Nguyễn Văn Thiền
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương