Bảo đảm cấp nước an toàn và an ninh nguồn nước

14 08-2020

Việc xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực (VBH VSKV) lấy nước sinh hoạt nhằm bảo đảm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước để cấp cho sinh hoạt và các chức năng khác của nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh phê duyệt phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với các công trình khai thác tài nguyên nước phục vụ cấp nước tập trung của Công ty Cổ phần Nước -Môi trường Bình Dương.


Đoàn khảo sát hiện trạng xác định VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Uyên Hưng và Khu liên hợp

Phù hợp quy định và điều kiện thực tế

Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai khảo sát hiện trạng, xác định VBH VSKV lấy nước sinh hoạt tại Nhà máy nước Thủ Dầu Một, Nhà máy nước Khu Liên hợp; Nhà máy nước Uyên Hưng; Nhà máy nước Dĩ An. Kết quả khảo sát hiện trạng, xác định VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Thủ Dầu Một, về phía thượng nguồn, cách họng thu nước của nhà máy khoảng 2km hiện nay chỉ có các hoạt động dân sinh, không có các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh các nguồn nước thải lớn đổ vào sông Sài Gòn. Về phía hạ nguồn, cách họng thu nước khoảng 200m phía về hạ nguồn có Tổng kho xăng dầu Chánh Mỹ của Tổng Công ty TM - XNK Thanh Lễ. Hoạt động của kho xăng có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước (tăng độ đục và lượng dầu mỡ khoáng) khu vực họng thu.

Ông Lê Văn Tân, trưởng Phòng Tài nguyên nước, khoáng sản và khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Qua khảo sát thực tế cho thấy, về phía thượng nguồn, việc đề xuất phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với Nhà máy nước Thủ Dầu Một là 2km, là phù hợp quy định và điều kiện thực tế nhằm bảo đảm cho việc cấp nước an toàn. Về phía hạ nguồn, việc đề xuất phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với Nhà máy nước Thủ Dầu Một 2km, là phù hợp quy định. Tuy nhiên, hoạt động của kho xăng phía hạ nguồn họng thu có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực họng thu nước. Nhưng, do Tổng kho xăng dầu Chánh Mỹ của Tổng Công ty TM - XNK Thanh Lễ đã tồn tại và hoạt động trước khi phê duyệt VBH vệ sinh. Vì vậy, đề nghị Công ty Cổ phần nước và Môi trường Bình Dương, UBND phường Chánh Mỹ sau khi UBND tỉnh phê duyệt VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Thủ Dầu Một, phối hợp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong phạm vi VBH VSKV không thực hiện các hoạt động xả chất thải, nước thải chưa xử lý vào sông gây ảnh hưởng đến chất lượng cấp nước sinh hoạt của cả tỉnh”.

Khảo sát hiện trạng, xác định VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Khu Liên hợp, về phía thượng nguồn cách họng thu nước của nhà máy nước khoảng 1km, hiện nay chỉ có các hoạt động dân sinh, không có các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh các nguồn nước thải lớn đổ vào sông Đồng Nai. Tuy nhiên, cách họng thu khoảng 30m về phía thượng nguồn có suối Lò Rèn. Suối Lò Rèn là nguồn tiếp nhận nước thải của các Công ty Cheng Chia Wood, Công ty gỗ OMAY VN, Công ty SX-TM Chánh Đạt, Công ty Giấy Giang Nam và nước thải sinh hoạt của một số hộ dân đang sinh sống dọc theo suối…

Đối với Nhà máy nước Uyên Hưng, về phía thượng nguồn cách họng thu nước của nhà máy 1km là suối Cầu Gõ, thượng nguồn suối Cầu Gõ là Cụm công nghiệp Gia Hưng. Tiếp đó về phía thượng nguồn là suối Ông Hụ, thượng nguồn suối Ông Hụ là KCN Nam Tân Uyên mở rộng. Tiếp theo đó là suối Cầu Chùa, thượng nguồn suối Cầu Chùa là Cụm công nghiệp Tân Mỹ. Về phía hạ nguồn cách họng thu nước của Nhà máy 400m là DNTN Thành Phong và Công ty TM-DV Vận chuyển thủy H&D chuyên cho thuê mặt bằng vận tải cát đá… Hoạt động của hai doanh nghiệp này có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước (tăng độ đục và lượng dầu mỡ khoáng) khu vực họng thu.

Theo đề nghị của Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương, phạm vi VBH vệ sinh đối với Nhà máy nước Uyên Hưng và Nhà máy nước Khu Liên hợp là cách họng thu 2km về phía thương nguồn và cách họng thu 2km về phía hạ nguồn.

Ông Tân cho biết thêm: “Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc đề xuất phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với nhà máy nước là 2km về thượng nguồn và hạ nguồn phù hợp quy định và điều kiện thực tế nhằm bảo đảm cho việc cấp nước an toàn. Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Công ty Cổ phần nước và Môi trường Bình Dương, UBND phường Uyên Hưng sau khi UBND tỉnh phê duyệt VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Uyên Hưng và Nhà máy nước Khu Liên hợp, phối hợp tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trong phạm vi VBH vệ sinh không thực hiện các hoạt động xả chất thải, nước thải chưa xử lý vào sông gây ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp tập trung”.

Khảo sát hiện trạng, xác định VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Dĩ An, về phía thượng nguồn cách họng thu nước của Nhà máy nước Dĩ An khoảng 2km, hiện nay chỉ có các hoạt động dân sinh, không có các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh các nguồn nước thải lớn đổ vào sông Đồng Nai. Về phía hạ nguồn cách họng thu nước khoảng 200m có bãi cát của doanh nghiệp tư nhân Tân Thành Phát (phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên). Hoạt động của bãi cát có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước (tăng độ đục và lượng dầu mỡ khoáng) khu vực họng thu. Theo đề nghị của Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương, phạm vi VBH vệ sinh đối với Nhà máy nước Dĩ An là cách họng thu 2km về phía thượng nguồn và cách họng thu 2km về phía hạ nguồn.

Cũng theo ông Tân, qua khảo sát thực tế cho thấy, về phía thượng nguồn việc đề xuất phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với Nhà máy nước Dĩ An 2km, là phù hợp quy định và điều kiện thực tế nhằm bảo đảm cho việc cấp nước an toàn. Về phía hạ nguồn, việc đề xuất phạm vi VBH VSKV lấy nước sinh hoạt đối với Nhà máy nước Dĩ An 2km là phù hợp quy định. Tuy nhiên, hoạt động của bãi cát phía hạ nguồn họng thu có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực họng thu nước, nhưng do bãi cát đã tồn tại và hoạt động trước khi phê duyệt VBH vệ sinh. Vì vậy, đề nghị Công ty Cổ phần nước và Môi trường Bình Dương, UBND phường Thái Hòa sau khi UBND tỉnh phê duyệt VBH VSKV lấy nước sinh hoạt cho Nhà máy nước Dĩ An, phối hợp tuyên truyền, vận động chủ bãi cát và vận động các tổ chức, cá nhân trong phạm vi VBH vệ sinh không thực hiện các hoạt động xả chất thải, nước thải chưa xử lý vào sông gây ảnh hưởng đến chất lượng cấp nước sinh hoạt của cả tỉnh.

Bảo đảm cấp nước an toàn

Nhằm bảo đảm cấp nước an toàn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể, đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, thải bỏ chất thải và bảo vệ nguồn nước. Quản lý chặt chẽ công tác thẩm định, hạn chế thu hút các ngành có nguy cơ ô nhiễm cao, kiên quyết không chấp thuận bố trí sản xuất phải kinh doanh tại các vị trí không có đường thoát nước hay các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các nguồn thải trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% nguồn xả thải được cấp giấy phép xả thải theo quy định, chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trước khi thải ra môi trường và 100% các nguồn phải lớn, đặc thù được kiểm soát bằng hệ thống quan sát tự động, trực tuyến.

Ông Tân cũng cho biết thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy định về xả nước thải vào các thủy vực trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh mạng lưới quan trắc tài nguyên nước, bảo đảm kiểm soát trực tuyến liên tục chất lượng ảnh nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Từ đó có các cảnh báo và biện pháp ứng phó kịp thời khi có các biến động về chất lượng nguồn nước. Đồng thời, xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu đối với công ty cấp nước cũng như công bố thông tin chất lượng nguồn nước cho cộng đồng dân cư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư hạn chế thu hút các ngành có nguy cơ ô nhiễm cao, kiên quyết không chấp thuận bố trí sản xuất, kinh doanh tại các vị trí không có đường thoát nước hay các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước.

 PHƯƠNG LÊ

Trích Báo Bình Dương

Tin tức hoạt động

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi
25 03-2024

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

ĐHĐCĐ Biwase: Biwase tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào ngành cốt lõi

Sáng 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành
21 03-2024

Biwase tự chủ công nghệ đốt rác thành năng lượng từ thiết kế tới vận hành

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Biwase tại Hội nghị Thượng đỉnh Quản lý chất thải và chất thải thành năng lượng châu Á lần thứ 8 năm 2024.

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW
14 01-2024

BIWASE khánh thành nhà máy đốt rác phát điện 5MW

Ngày 12/01/2024, tại Khu Liên hợp xử lý chất thải thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Công ty CP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW và nâng công suất phân loại tái chế, xử lý rác lên 2.520 tấn/ngày.

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)
12 01-2024

Lễ khánh thành Nhà máy đốt rác phát điện 5MW sẽ diễn ra vào ngày mai (12/1)

Cùng với việc nâng công suất xử lý rác thải sinh hoạt lên 2.520 tấn/ngày, Công ty CP – Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE, mã cổ phiếu BWE) đã sẵn sàng cho lễ khánh thành tổ hợp lò đốt rác thải sinh hoạt thu hồi nhiệt phát điện công suất 5MW vào ngày mai 12/01/2024.